Khoai tây (Pototo) – Những lợi ích đến từ khoai tây

Khoai tây chứa nhiều phân  ử  kháng khuẩn, đồng thời ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn có hại trong thành dạ dày, gây ợ nóng, viêm loét dạ dày.

Khoai tây được sử dụng để chế biến thành các món ngon mỗi ngày vì chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Ăn khoai tây thường xuyên giúp tốt cho thận, tim mạch và hệ tiêu hóa, đồng thời khoai tây còn có tác dụng làm đẹp cho phụ nữ. Hãy cùng tìm hiểu về lợi ích đến từ khoai tây nhé.

Thông tin về cây Khoai tây (Potato) 

Khoai tây

Khoai tây là cây lương thực phổ biến trên thế giới, có tên khoa học là Solanum tuberosum L, thuộc họ nhà Cà Solanaceae.

Khoai tây là câu sống lâu do củ và chồi mọc từ thân ngầm, có chiều cao đạt từ 30-80cm, lá kép xẻ lông chim, có lá chét nhỏ to khác nhau.

Hoa của cây khoai tây có màu tím, trắng mọc thành xim. Quả hình cầu, mọng, có màu tím nhạt hoặc xanh nhật, trong quả chứa nhiều hạt nhỏ có hình thận.

Thành phần hóa học của khoai tây

– Khoai tây chứa 78% là nước, chỉ 1% muối vô cơ.

– Gluxit từ 15-20% gồm tinh bột, kèm chút đường khử, pectin và sacaroza.

– Protit dao động từ 1-1% tùy giống, gồm nucleoproteit, axit amin pepton và anbumin

Cứ 100g củ khoai tây tươi còn nguyên vỏ chứa: 75g nước, 77kcal năng lượng, 11.44g tinh bột, 2.2g chất xơ, 0.1g chất béo, 2g chất đạm, 0.08mg vitamin B1, 0.03mg vitamin B2, 1.05mg vitamin B3, 0.296mg vitamin B5, 0.295mg vitamin B6, 0.78mg sắt, 12mg canxi, 23mg magie, 0.153mg mangan, 421mg kali, 57mg photpho, 0.29mg kẽm và 6mg natri,…

Tác dụng của khoai tây

Khoai tây

Khoai tây có công dụng làm đẹp

– Làm sáng da

Dùng khoai tây sống rửa sạch, ép lấy nước cốt, sau đó thoa lên mặt nhẹ nhàng, rồi rửa sạch có tác dụng làm sáng da, mịn da, mờ vết thâm sạm.

Hoặc có thể dùng khoai tây luộc chín sau đó nghiền mụn cùng sữa tươi không đường, đắp mặt khoảng 10-15 phút mỗi tuần 2 lần.

– Giảm nếp nhăn, giảm thâm

Lấy nửa củ khoai tây chính, sữa tươi không dường trộn chung sau đó đắp mặt giúp làm giảm nếp nhăn, chống lão hóa, giúp da sáng mịn hơn

– Trị mụn trứng cá, giảm viêm

Dùng lát khoai tây chà xát nhẹ lên vùng mụn, vùng viêm giúp làm mát vùng da tổn thương, tiêu viêm, giảm mụn đáng kể

– Giảm quầng thâm

Dùng lát khoai tây cắt mỏng, đắt lên vùng quầng thâm mắt

– Bổ sung độ ẩm cho da

Khoai tây xay nhuyễn cùng 1 thìa dầu oliu, đắp lên mặt khoảng 2 phút, giúp bổ sung độ ẩm, làn da căng bóng, giảm khô ráp, nứt nẻ

Khoai tây làm giảm stress, thư giãn tinh thần

Khoai tây là thực phẩm sạch chứa nhiều vitamin C và A , giúp giảm stress, chống trầm cảm, nâng cao tinh thần.

Khoai tây trị loét dạ dày

Khoai tây chứa nhiều phân  tử  kháng khuẩn, có khả năng điều trị bệnh loét dạ dày, đồng thời ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn có hại trong thành dạ dày, gây nên ợ nóng, viêm loét dạ dày.

Khoai tây phòng chống ung thư

Cứ 148g khoai tây chứa 26g cacbon hydrat tồn tại dưới dạng tinh bột – giúp phòng chống ung thư ruột kết.

Khoai tây trị bỏng

Nếu bị bỏng, rộp phồng thì nên dùng một lát khoai tây đắp mỏng lên chỗ vùng da tổn thương sẽ làm dịu ngay vùng da, ngăn vi khuẩn tấn công.

Khoai tây giảm huyết áp tăng cao

Khoai tây chứa kali – chất làm giãn mạch máu, chất kukoamine giúp giảm huyết áp, chất xơ cải thiện chức năng hormon insulin, từ đó điều hòa tốt lượng glucozơ và giảm huyết áp.

Khoai tây tăng cường chức năng não bộ và sức khỏe của hệ thần kinh

Khoai tây cung cấp vitamin B6 – nguyên liệu tạo ra các amin, loại hợp chất hữu cơ dẫn truyền thần kinh, gồm melatonin, serotonin, norepinephrine và epinephrine cần thiết của hệ thần kinh.

Đặc biệt là cacbon hydrat duy trì hàm lượng glucozo trong máu, từ đó bảo vệ não bộ làm việc hiệu quả hơn.

Khoai tây tốt cho tim mạch

Vitamin C và B6 có trong khoai tây giúp chống lại các gốc tự do, chất xơ, làm giảm cholesterol trong máu, carotenoid giúp tim mạch hoạt động ổn định.

Bên cạnh đó, vitamin B6 đóng vai trò chuyển hóa methyl hóa, làm biến đổi các phân tử hocmoncysteine có nguy cơ gây hại cho thành mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim.

Một số lưu ý khi ăn khoai tây

Khoai tây

– Khoai tây mọc mầm, có màu xanh không nên ăn vì có thể gây ngộ độc

– Khi chế biến, cần gọt sạch vỏ, ngâm trong nước để giảm bớt acrylamit không tốt cho cơ thể

– Không nấu khoai tây cùng cà chua vì khó tiêu, không tốt cho dạ dày

Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ biết thêm nhiều tác dụng của khoai tây và lưu khi khi ăn khoai tây để tốt cho sức khỏe của bản thân cũng như cho cả gia đình.

 

 

 

 

 

 

Dưa leo (Cucumber) – Những điều cần biết về dưa leo
Ngò tây 1 gia vị hấp dẫn cho món ăn ngon
Close My Cart
Close Wishlist
Close
Categories